HIỂU VỀ VAN 1 CHIỀU MÁY NÉN KHÍ – PHỤ TÙNG MÁY NÉN KHÍ

Van 1 chiều máy nén khí là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống khí nén. Nhiệm vụ chính của chúng là đảm bảo cho quá trình vận hành máy được diễn ra liên tục. Ngoài ra, van 1 chiều còn giúp ngăn chặn tình trạng rò rỉ khí nén trên đường ống dẫn. Để có thêm nhiều thông tin về loại linh kiện máy nén này, hãy theo dõi ngay bài viết sau đây.

Van 1 chiều máy nén khí là gì?

Đôi khi, trong quá trình vận hành, máy nén khí gặp sự cố tụt áp sẽ dẫn đến tình trạng dòng khí nén và các chất lỏng chảy ngược về máy bơm. Lúc này, van 1 chiều có nhiệm vụ bảo vệ đường ống dẫn khí, điều phối dòng khí nén chỉ di chuyển theo một chiều nhất định, từ đó ngăn ngừa tình trạng lưu lượng khí và dầu chảy ngược. Ngoài ra, chúng còn giúp hệ thống hạn chế tối đa tình trạng thất thoát, rò rỉ khí nén, đảm bảo lượng khí nén luôn đầy đủ cung cấp cho các thiết bị sử dụng.

👉 Xem thêm: Van an toàn máy nén khí

Nguyên lý hoạt động van 1 chiều khí nén

Nguyên lý hoạt động của van 1 chiều máy nén khí khá đơn giản. Thông thường, van có hai trạng thái chính là mở và đóng. Khi không có dòng khí đi qua, van sẽ giữ ở trạng thái đóng. Khi xuất hiện dòng khí di chuyển tới miệng van, dưới tác động của năng lượng dòng chảy, cửa xoay sẽ bị đẩy ra, van chuyển sang trạng thái mở và cho phép dòng khí đi qua. Tại thời điểm vận tốc dòng chảy về 0, cửa xoay sẽ trở lại vị trí ban đầu, van đóng lại và ngăn không cho dòng khí đi ngược lại hướng di chuyển ban đầu.

Nguyên lý hoạt động của van 1 chiều Máy Nén Khí
Khi có dòng khí di chuyển tới, cửa xoay sẽ mở ra

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại van 1 chiều khác nhau, nhưng chúng đều tuân thủ nguyên tắc thiết kế là chỉ mở ra khi có lực tác động theo một chiều duy nhất.

Cấu tạo van 1 chiều khí nén

Tùy thuộc vào loại máy và công suất máy nén khí, nhà sản xuất sẽ chỉ định sử dụng loại van 1 chiều phù hợp. Bởi vậy, van 1 chiều có nhiều loại và nhiều thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các loại van đều có cấu tạo đơn giản như sau:

  • Nắp đậy: thường được cấu thành từ các chất liệu có độ bền cao như inox, đồng, thép, hợp kim…
  • Chốt: thường cấu thành từ thép bulong với đặc điểm không gỉ, không bị ăn mòn, độ bền cao.
  • Thân van: tương tự như nắp đậy, thân van cũng được làm chủ yếu từ inox, đồng, hợp kim…
  • Chốt xoay bản lề: thường sử dụng vật liệt thép không gỉ.
  • Vòng đệm (còn gọi là phớt): có tác dụng làm kín, giảm âm và giảm độ ồn khi thiết bị hoạt động. Vòng đệm thường được làm từ cao su có độ mềm dẻo cao, độ đàn hồi tốt.
  • Chốt đĩa và đĩa van: được làm từ thép không gỉ.

Các loại van 1 chiều máy nén khí hiện nay

Van trượt khí nén 1 chiều

Đây là loại van 1 chiều có cấu tạo đơn giản nhất, được thiết kế với cấu trúc trục đường ống dẫn nằm vuông góc với trục của đế đỡ. Khi khí nén xuất hiện, dưới tác động của áp lực khí, phần tử trượt của van sẽ trượt đi và cho phép dòng khí di chuyển qua theo một chiều duy nhất.

Van 1 chiều dạng cửa xoay

Với loại van này, phần trục của mặt đế đỡ luôn trùng với trục đường ống dẫn khí. Khi không có dòng khí đi qua, mặt đế đỡ của van sẽ bị đóng kín bởi bộ phận cửa xoay. Khi có khí nén xuất hiện, xửa xoay sẽ chịu tác động và xoay quanh trục, tạo ra một khe hở cho phép khí nén đi qua van một cách dễ dàng.

Van 1 chiều khí nén dạng bích

Loại van 1 chiều này lại được chia thành 2 loại: van cửa bích đôi và van dạng lò xo. Khi sử dụng van 1 chiều khí nén dạng bích sẽ có được hiệu quả cao về mặt kỹ thuật, đồng thời chi phí lắp đặt lại thấp hơn so với các loại van khác. Chúng có thể lắp đặt dưới dạng thẳng đứng hoặc nằm ngang.

Van 1 chiều dạng bích
Loại van 1 chiều khác nhau sẽ có cách hoạt động khác nhau dựa trên nguyên lý chung

👉 Mua: Van 1 chiều máy nén khí tại TLC Compressor

Hướng dẫn cách lắp đặt van 1 chiều

Van 1 chiều máy nén khí có nhiệm vụ quan trọng nên cần được chú trọng trong quá trình lắp đặt và sử dụng, tránh lắp đặt sai sẽ làm mất tác dụng, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống. Trong trường hợp người dùng tự thay thế, lắp đặt van 1 chiều mà không có sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật, hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn sau:

  • Tiến hành lắp van 1 chiều từ thiết bị nén khí vào buồng chứa, đảm bảo khí nén sau khi được đưa xuống bình sẽ không di chuyển theo hướng ngược lại khi máy dừng hoạt động.
  • Tiến hành lắp đặt van tại vị trí cửa ra của thiết bị nối với bộ phận ống trung chuyển để ngăn chặn tình trạng khí di chuyển ngược và bên trong máy.
  • Đối với máy nén khí piston, bạn có thể lắp đặt van 1 chiều ở bên trong piston để điều khiển lưu lượng khí đi tới xy lanh. Còn với máy nén khí trục vít, van sẽ được lắp tại đầu ra của trục vít.
Lắp van 1 chiều đúng vị trí
Lắp đặt van 1 chiều đúng nhằm đảm bảo van hoạt động hiệu quả

Ngoài ra, tùy thuộc vào loại thiết bị và nhu cầu sử dụng, người dùng có thể lắp đặt từ 1-5 hoặc nhiều van 1 chiều hơn sao cho phù hợp với yêu cầu công việc.

👉 Xem: Van 1 chiều lắp đặt ở vị trí nào?

Sự cố thường gặp ở van 1 chiều khí nén

Trong quá trình sử dụng, sự cố thường gặp nhất của van 1 chiều là tình trạng dầu máy và khí nén đột nhiên quay trở lại cụm đầu nén, đi vào van hút khiến máy nén khí dừng đột ngột, dẫn đến van máy nén bị hỏng.

Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần kiểm tra van 1 chiều ngay lập tức, tiến hành vệ sinh và thay thế các vòng đệm hoặc thay thế van mới nếu cần. Khi thực hiện các công việc này, bạn cần chuẩn bị một công cụ để hứng và thấm dầu vì linh kiện này thường lắp đặt ở vị trí thấp nhất, không tránh khỏi hiện tượng dầu trào ra trong quá trình vệ sinh và sửa chữa.

👉 Xem thêm: Cách khắc phụ những lỗi thường gặp ở Máy nén khí

Bất cứ loại linh kiện nào trong hệ thống máy nén khí cũng có thể gặp sự cố khi hoạt động, bởi vậy, người dùng cần hiểu rõ về chúng để có cách xử lý kịp thời. Hy vọng những thông tin về van 1 chiều máy nén khí trong bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình sử dụng linh kiện này. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về các loại linh kiện máy nén, hãy liên hệ với TLC Compressor để được hỗ trợ miễn phí 24/7.

Máy nén khí TLC compressor
Máy nén khí TLC compressor