Để quá trình sử dụng máy nén khí đạt hiệu quả tối đa thì người dùng không chỉ cần nắm rõ cách vận hành máy mà còn phải hiểu rõ vai trò, cách lắp đặt các chi tiết máy. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được thông tin về van 1 chiều – một bộ phận quan trọng của máy. Mọi thắc mắc như vai trò, nguyên lý hoạt động, van 1 chiều cần lắp đặt ở vị trí nào,… đều sẽ được giải đáp rõ ràng dưới đây.
Vai trò của van 1 chiều máy nén khí
Van 1 chiều là một bộ phận quan trọng trong máy nén khí và nhiều thiết bị công nghiệp khác, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ vai trò của chúng. Những vai trò cơ bản của van 1 chiều là:
- Điều phối khí nén di chuyển đúng chiều: Có nhiều hệ thống máy nén khí được lắp đặt song song nhau.
- Trong trường hợp một máy trong hệ thống gặp sự cố và ngừng hoạt động, lượng khí nén ở các máy khác sẽ tràn ngược vào trong khiến máy hỏng hóc.
- Nếu lắp đặt van 1 chiều, chúng sẽ giúp điều phối hướng đi của dòng khí nén, ngăn dòng khí đi theo hướng ngược lại ban đầu, giúp bảo vệ máy móc trong những trường hợp có sự cố như trên.
- Ngoài điều phối khí nén đi theo một chiều cố định, van 1 chiều còn có vai trò ngăn chặn nguy cơ rò rỉ, thất thoát khí nén ra ngoài, giúp tránh được tình trạng máy hỏng do khí rò rỉ quá nhiều trong thời gian dài.
- Cũng bởi vậy nên van giúp nguồn khí nén được đảm bảo đầy đủ, phục vụ tốt nhu cầu cung cấp cho các thiết bị trong lúc vận hành. Như vậy, có thể nói van 1 chiều góp phần đảm bảo sự ổn định cho cả hệ thống khí nén.
.
- Những vị trí thường lắp đặt van 1 chiều là từ bình khí đến bình dầu.
- Có một số vị trí sau không cần lắp đặt van 1 chiều như bộ tách ẩm, bồn chứa, các cụm lọc thô…
- Bởi tại các vị trí này, hướng di chuyển của dòng khí nén là cố định, không thể đi theo dòng ngược lại.
- Tuy nhiên, nếu không may có trường hợp này xảy ra, van 1 chiều tại các vị trí khác vẫn có thể ngăn chặn, giúp máy vận hành ổn định, an toàn.
Nguyên lý hoạt động của van 1 chiều
Nguyên lý hoạt động của van 1 chiều máy nén khí khá đơn giản bởi chúng chỉ vận hành khi có lực tác động theo một chiều duy nhất.
- Khi không có dòng khí chảy qua, cửa xoay của van sẽ giữ chặt tại trạng thái đóng dưới tác động của lò xo hoặc trọng lực.
- Khi có dòng khí xuất hiện, chúng sẽ làm thay đổi giá trị áp suất, đẩy cửa xoay ra khỏi vị trí đóng, đưa bộ phận van chuyển sang trạng thái mở và cho phép dòng khí đi qua van khi chịu tác động của năng lượng.
- Như vậy, có thể thấy bộ phận van 1 chiều hoạt động hoàn toàn tự động nhờ vào tác động của dòng khí nén.
Để biết van 1 chiều còn hoạt động tốt không thì bạn chỉ cần thổi khí qua linh kiện này. Nếu như khí có thể thổi qua van được thì bộ phận này vẫn hoạt động tốt, còn nếu không thì van đã hỏng.
Phân loại van 1 chiều máy nén khí
Có 3 loại van 1 chiều được sử dụng phổ biến hiện nay.
- Van 1 chiều dạng cửa xoay: phần trục của mặt đế đỡ van 1 chiều dạng xoay luôn trùng với trục của đường ống dẫn khí. Khi không có dòng khí đi qua, mặt đế đỡ sẽ duy trì trạng thái đóng kín nhờ bộ phận cửa xoay. Ngược lại, khi có dòng khí lưu thông tới bộ phận van, cửa sẽ xoay quanh trục, tạo ra khe hở để dòng khí dễ dàng đi qua.
- Van 1 chiều dạng trượt: loại van này có cấu tạo rất đơn giản với phần trục của mặt đến đỡ được thiết kế vuông góc với trục đường ống dẫn.
- Van 1 chiều dạng bích: được chia thành đĩa bích lò xo và cửa đôi. Cả hai dạng van này đều được trang bị kèm thêm cửa đôi. Sử dụng van 1 chiều dạng bích sẽ mang lại hiệu quả cao về mặt kỹ thuật, đồng thời giúp giảm giá thành lắp ráp van.
Van 1 chiều cần lắp đặt ở vị trí nào?
Để mỗi linh kiện thực hiện đúng nhiệm vụ và chức năng của mình, bạn cần lắp đặt chúng đúng vị trí và đúng kỹ thuật. Với van 1 chiều, bạn nên cần lắp đặt ở một số vị trí sau:
- Lắp đặt từ máy nén khí vào bồn chứa: lắp đặt van 1 chiều tại vị trí này sẽ giúp dòng khí nén không di chuyển theo hướng ngược lại khi máy dừng hoạt động.
- Lắp từ cửa ra của khí với bộ phận ống trung chuyển: van lắp tại đây vừa ngăn chặn khí bị rò rỉ, vừa tránh tình trạng khí chảy ngược vào bên trong máy.
- Với dòng máy nén khí piston, van 1 chiều có thể lắp đặt bên trong piston để điều khiển nguồn lưu lượng khí di chuyển đúng hướng tới xy lanh.
Ngoài các vị trí cần thiết trên, bạn có thể lắp đặt van 1 chiều tại nhiều vị trí khác tùy thuộc vào yêu cầu công việc của từng đơn vị. Số lượng lắp đặt van trong một chiếc máy nén không được quy định cụ thể, có thể lắp 1-5 chiếc hoặc nhiều hơn.
🔵 Lời Kết
Hiểu rõ nguyên lý hoạt động và nắm được van 1 chiều cần lắp đặt ở vị trí nào sẽ giúp quá trình sử dụng, vận hành máy nén khí dễ dàng và hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Ngoài ra, nếu muốn tìm mua van 1 chiều hoặc các linh kiện máy nén khí khác, hãy liên hệ với TLC Compressor để sở hữu sản phẩm chính hãng, chất lượng, đảm bảo hiệu quả sử dụng tốt nhất.