Vai trò của dầu máy nén khí – Tiêu chí lựa chọn loại dầu phù hợp nhất

Vai trò của dầu máy nén khí – Tiêu chí lựa chọn loại dầu phù hợp nhất

Hiện nay, máy nén khí là thiết bị không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và các ngành xây dựng. Người sử dụng cần phải thường xuyên kiểm tra và cung cấp nguyên liệu dầu cho máy nén khí để thiết bị này được vận hành trơn tru. Vậy dầu máy nén khí là gì? Nó có công dụng như thế nào? Hãy cùng TLC Compressor tìm hiểu chi tiết về loại dầu này trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu chung 

Dầu máy nén khí là một loại dầu chuyên dụng được sử dụng cho thiết bị nén khí, có tác dụng bôi trơn, làm sạch, giúp giảm hao mòn và hỗ trợ quá trình chuyển động của các chi tiết máy trơn tru hơn.

Dầu máy nén khí có thể chia là 2 loại:

  • Dầu gốc khoáng: Đây là loại dầu giá rẻ có khả năng chịu nhiệt kém, được tinh chế từ dầu thô và có nguồn gốc từ các Hidrocacbon.
  • Dầu tổng hợp: Ngược lại với dầu gốc khoáng, dầu tổng hợp có khả năng làm mát và chịu tải nhiệt cao hơn. Đây là loại dầu được tạo ra từ phản ứng hóa học của các chất ban đầu, có khả năng sử dụng trong một thời gian dài mà không cần thay mới.

Công dụng:

  • Bôi trơn: Loại dầu này giúp bôi trơn các thành phần cụm nén, vòng bi và các chi tiết trong hệ thống máy nén khí.
  • Làm mát: Khi máy nén khí hoạt động, tốc độ quay của vòng bi có thể lên đến 8000 vòng/phút. Vì vậy, sản sinh ra một lượng lớn nhiệt lượng làm cho thiết bị nén khí nóng lên. Lúc này, dầu nhớt có công dụng như một loại dung dịch làm mát, đảm bảo hoạt động ổn định cho máy.
  • Làm kín: Giữa các trục vít có khe hở tạo ra khoảng trống, và dầu máy làm nhiệm vụ lấp kín các khoảng trống đó, không cho không khí bên ngoài đi vào trong hệ thống gây hỏng các bộ phận của thiết bị nén khí.
  • Giảm ma sát: Dầu máy còn có tác dụng hạn chế sự ma sát cho vòng bi, ổ trục khi các bộ phận máy chuyển động và ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc.
  • Làm sạch: Trong quá trình vận hành, máy bị nhiều bụi và cặn bẩn bám vào bề mặt. Khi đó, dầu có vai trò làm sạch và rửa trôi bụi bẩn khỏi động cơ của thiết bị nén khí.
  • Trung hòa axit: Khí CO2 sinh ra trong quá trình hoạt động sẽ phản ứng tạo ra axit ăn mòn. Chất kiềm trong dầu nhớt có tác dụng trung hòa hòa axit, bảo vệ động cơ không bị ăn mòn.
  • Thủy lực: Dầu máy dạng lỏng có khả năng hỗ trợ thủy lực cho động cơ, nâng cao năng suất hoạt động của thiết bị.

Khi nào cần thay dầu máy nén khí?

 Trong quá trình vận hành, nếu thiết bị nén khí xuất hiện tiếng ồn hoặc nhiệt độ máy tăng cao thì đây là lúc bạn nên thay dầu cho máy nén khí. Người sử dụng nên thay dầu máy nén khí định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tùy thuộc vào giới hạn của từng loại máy mà thời gian thay dầu định kỳ có sự khác nhau. Thông thường, người dùng nên thay dầu nhớt một lần sau 100 giờ hoạt động. Và những lần tiếp theo thực hiện cách nhau 1000 giờ. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường làm việc của thiết bị nén khí. Nên tiến hành kiểm tra định kỳ nếu máy hoạt động trong môi trường có nhiệt độ cao và nhiều bụi bẩn để kịp thời phát hiện vấn đề.

Cách chọn loại dầu máy nén khí phù hợp cho từng thiết bị

 Thông thường, mỗi thiết bị nén khí sẽ có loại dầu nhớt phù hợp của riêng nó. Có thông số về độ nhớt thường thấy ở các máy nén khí piston và trục vít là ISO VG 32, ISO VG 46, ISO VG 68. Với những thiết bị nén khí mới sử dụng trong thời gian ngắn, khe hở trục vít nhỏ, người dùng nên chọn loại dầu máy nén khí có độ nhớt loãng như ISO VG 32. Ngược lại, với những máy đã sử dụng lâu có thể là trên 10 năm thì khoảng không ở khe hở trục vít lớn hơn. Do đó, người dùng nên chọn loại dầu có độ nhớt đặc hơn như ISO VG 46 hoặc ISO V7G 68. Trên thị trường hiện nay, ISO VG 46 là loại dầu máy nén được sử dụng phổ biến nhất.

Các loại dầu máy nén khí

Hướng dẫn cách thay dầu máy nén khí

Trước khi thay dầu máy nén khí mới, người dùng cần xả hết toàn bộ lượng dầu cũ còn lại trong máy. Để làm được được đó cần phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như phễu, cờ lê, găng tay, vít… Đầu tiên, khởi động để máy hoạt động trong khoảng 5-10 phút. Điều này có tác dụng làm nóng dầu lên giúp nó dễ dàng chảy ra ngoài hơn.

Sau đó nhấn stop để dừng máy và ngắt điện toàn bộ thiết bị nén khí. Chờ 5-10 phút để áp suất trong máy nén khí giảm xuống mức thấp nhất. Tiếp theo, tháo ống xả dầu ở phía trên bình và đặt dụng cụ chứa dầu dưới van xả rồi đóng van lại. Vặn nút bịt kín đường ống dầu để dầu chảy hết ra ngoài. Thời điểm van xả chuyển sang vị trí bộ làm mát thì đặt khay đựng dầu xuống dưới. Tiến hành xả hết dầu bên trong ra và đóng nắp lại. Lưu ý, bạn phải chắc chắn rằng đã xả hết lượng dầu nhớt cũ ra và vệ sinh sạch sẽ để lượng dầu mới không bị pha trộn biến chất.

Sau khi đã xả hết lượng dầu cũ, bạn có thể bắt đầu tiến hành thay dầu máy mới. Sử dụng phễu đã chuẩn bị để đổ dầu vào máy nén khí. Cần phải đảm bảo lượng dầu vừa đủ ở giữa 2 vạch của thang đo. Vặn chặt ốc, nắp dầu và van về vị trí ban đầu. Lưu ý chờ khoảng 5 phút để dầu đọng lại ổn định rồi mới bật nguồn thiết bị nén khí lên. Nhấn khởi động khoảng 7-8s rồi dùng lại để dầu nhớt kịp phủ bôi trơn lên những khớp che.

Một số lưu ý khí thay dầu máy nén khí

  • Tuyệt đối không mua sản phẩm dầu máy nén khí không rõ nguồn gốc xuất xứ, nên mua loại dầu chính hãng để đảm bảo hoạt động vận hành của máy được diễn ra tốt nhất.
  • Chọn loại dầu máy nén khí có độ nhớt phù hợp với thiết bị để đảm bảo hiệu quả làm việc của máy.
  • Tiến hành thay dầu, tách dầu và lọc nhớt theo định kỳ.
  • Không nên pha trộn các loại dầu khác nhau vì chúng có thể có phản ứng với nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng của dầu. Nếu người dùng thay một loại nhãn hiệu dầu khác cần phải sục rửa sạch sẽ trước khi thay dầu mới.
  • Tránh tình trạng tiếp xúc trực tiếp hoặc nhiều lần với dầu máy khí nén vì nó có khả năng gây ung thư.
  • Không thay quá nhiều hoặc quá ít dầu máy để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng máy. Thường xuyên kiểm tra và nhanh chóng bổ sung khi lượng dầu thấp hơn mức giới hạn dưới.

Lời kết:

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về dầu máy nén khí , hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ về tác dụng của loại dầu này cũng như chọn được loại dầu phù hợp với thiết bị nén khí của mình. Nếu bạn có cần giải đáp các thắc mắc khác có liên quan đến thiết bị nén khí, hãy lên hệ với TLC Compressor để được tư vấn miễn phí.